8 Cách Hạn Chế Tăng Cholesterol Cao Giúp Bạn Luôn Khỏe Mạnh

Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao rất cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát tình trạng bệnh. Dưới đây là 8 cách giúp bạn vẫn khỏe mạnh và hạnh phúc dù cholesterol trong máu cao.


Cholesterol là thành phần cần thiết cho hoạt động hoàn chỉnh của cơ thể, nhưng nếu hàm lượng cholesterol tăng cao quá mức cho phép sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng bám xơ vữa trên thành động mạch, từ đó gây cản trở dòng chảy của máu và dẫn đến tăng nguy cơ biến cố tim mạch.

Vì sao chúng ta cần định kỳ kiểm tra cholesterol máu?

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu như: lối sống ít vận động, thường xuyên ăn vặt đêm, dùng một số loại thuốc, rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy giáp…), yếu tố di truyền hay lão hóa cơ quan chức năng do tuổi tác.

Người bị tăng cholesterol thường không có nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe tầm soát và xét nghiệm máu có thể phát hiện ra nồng độ cholesterol cao. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có thói quen kiểm tra định kỳ nồng độ cholesterol của mình đang ở mức nào.

Nên kiểm tra mức cholesterol của mình lần đầu tiên vào khoảng 20 tuổi, sau đó ít nhất 5 năm một lần trước 50 tuổi, ba năm một lần sau đó. Việc tầm soát càng quan trọng hơn với những người thừa cân, béo phì, có các bệnh mạn tính như rối loạn tim mạch, đái tháo đường,…


Những thói quen giúp giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu

1. Tăng cường chất xơ

Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể bổ sung thường xuyên là táo, đậu, bông cải xanh, quả bơ, atiso, súp lơ xanh, đu đủ,…


2. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, “Tôi sẽ ăn ít chất béo” hoặc “Tôi sẽ ăn nhiều rau.” Đây là những mục tiêu giúp bản thân mỗi người cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng cụ thể. Ví dụ, “Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130.” (Lipoprotein tỷ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.


3. Ăn cá 3 lần một tuần

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên chúng ta nên ăn cá 3 lần/ tuần. Cá giàu hàm lượng acid béo omega-3, có thể làm giảm đáng kể cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng là lựa chọn thông minh để ổn định độ cholesterol trong máu dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào.


4. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ gìn sức khỏe mà còn giúp tăng nồng độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để chúng ta tham gia phòng tập thể dục hoặc chỉ đơn giản là đi bộ sau bữa tối hay sử dụng thang bộ thay vì thang máy.

Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng.


5. Uống 1 ly rượu hoặc bia mỗi ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt lên 10%. Tuy nhiên, không nên uống nhiều hơn vì điều này sẽ không làm tăng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan khi có tuổi.


6. Uống trà xanh

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát.

Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.


7. Chọn các chất béo thông minh

Bạn nên sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Hãy sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu trong món mì trộn, dùng cá nướng thay vì ăn bít tết. Những lựa chọn này sẽ làm mức cholesterol giảm xuống thấp hơn. Chỉ cần chuyển đổi, bạn sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt.


8. Uống trà nấm linh chi thường xuyên

Trong thành phần của nấm linh chi có rất nhiều thành phần giúp tăng cường các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hoạt chất adenosine dồi dào trong nấm linh chi có tác dụng tích cực trong việc chống máu nhiễm mỡ, giảm xơ vữa động mạch cũng như nhiều biến chứng khác của huyết áp cao.

Đặc biệt, nấm linh chi giúp làm giảm cholesterol trong máu và các thành mạch. Từ đó giúp hỗ trợ hoạt động của tim, lọc sạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu.


Bạn có thể dùng nấm linh chi thái lát nấu uống như trà mỗi ngày hoặc thay thế bằng các sản phẩm chứa linh chi ở dạng viên, dạng nước pha sẵn để giúp kiểm soát tốt cholesterol trong máu, ngừa các bệnh về gan, thận và huyết áp.

Trên đây là 8 cách hiệu quả để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế tăng cholesterol trong máu mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên chia sẻ với mọi người xung quanh để cùng nhau sống khỏe mỗi ngày.

⇒ Quý khách có thể tham khảo và trải nghiệm công dụng của các sản phẩm từ nấm linh chi chính hãng Hàn Quốc tại website koreashop24h.com hoặc điện thoại/ nhắn zalo đến hotline 0904.363.985 để được tư vấn tận tâm. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh trong ngày tại nội thành Hà Nội, từ 2-4 ngày với các tỉnh thành khác.

Trả lời

Tin tức liên quan