Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng thấp, thậm chí trẻ con cũng có thể bị bệnh tiểu đường, hơn nữa tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường cao ngang ngữa các nguyên nhân như Ung thư, HIV…điều này thực sự đáng báo động. Ngoài vấn đề di truyền ( có bố hoặc mẹ mắc bệnh) thì những người béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi,…là những đối tượng dể mắc bệnh tiểu đường nhất.
Không tính đến nguyên nhân di truyền vì đây là nguyên nhân khó can thiệp thì các nguyên nhân khác chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn và sử dụng các thực phẩm chức năng kiểm soát đường trong máu, tránh các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như mù lòa, lở loét, tim mạch, suy thận,…
Chế độ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết và quan trọng cho người tiểu đường. Một trong những lí do chính dẫn đến tiểu đường là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo nâng cao thể trạng, duy trì đường huyết ổn định và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.
Những điều cần lưu ý trong thực đơn hằng ngày của người tiểu đường
Chế độ ăn hợp lí là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường, người bệnh cần biết và tuân thủ. Ngoài ra, để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội thì chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa).
– Không ăn thực phẩm có chất béo bão hòa.
– Không ăn phủ tạng động vật, da của gia cầm.
– Không ăn thực phẩm chế biến, ngũ cốc đã chế biến sẵn, các thực phẩm đóng hộp.
– Hạn chế ăn các loại hoa quả ngọt sấy khô hay ngâm đường, thực phẩm nướng.
– Nên dùng thực phẩm ít chế biến có nguồn gốc thực vật, ít ngọt, thực phẩm chứa nhiều vitamin hay các hoạt chất sinh học có ích cho sức khỏe (đậu, đỗ, gấc, mướp đắng, tảo xoắn…).
Sau đây là một số gợi ý về việc lựa chọn thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường
Giờ | Thứ 2 + 5 | Thứ 3 + 6 + cn | Thứ 4 + 7 |
7h | Mì ăn liền: ½ góiRau cải: 50g
Cam: 1 quả Cao hồng sâm: 1 ly (2 muỗng pha với 80ml nước ấm) |
Xôi đậu xanh:+ Nếp: 30g
+ Đậu xanh: 15g Dưa hấu: 100g Cao hồng sâm: 1 ly |
Phở gà:+Thịt gà: 30g
+ Bánh phở: 100g Táo: 100g Cao hồng sâm: 1 ly |
9h | 1 cốc sữa đậu nành không đường | 1 cốc sữa chua | 1 cốc sữa đậu nành không đường |
11h30 | Cơm: 1 bát lưngSúp lơ xanh: 100g
Thịt nạc rim: 50g |
Cơm: 1 bát lưngCanh bí nấu xương:
+ Bí: 200g +Xương: 100g Cá kho nhạt: 100g |
Cơm: 1 bát lưngThịt gà chiên: 50g
Rau muống luộc: 200g |
15h | Khoai sọ: 100gCao hồng sâm: 1 ly | Đu đủ: 100gDưa chuột: 100g
Cao hồng sâm: 1 ly |
Chuối tiêu: 100gCao hồng sâm: 1 ly |
19h | Cơm: 1 bát lưngCá kho nhạt: 70g
Rau cải nấu tôm Chuối: 1 quả |
Cơm: 1 bát lưngTrứng kho thịt:
+ Trứng: ½ quả + Thịt: 30g Canh mồng tơi Cam: 1 quả |
Cơm: 1 bát lưngMăng xào thịt lợn:
+ Măng: 200g + Thịt lợn: 30g Canh cải cúc: cải cúc 100g Dưa chuột: 100g |
21h – 22h | Bánh mì: ½ ổ | Sắn luộc: 200g | Khoai lang luộc: 200g |
Để có được sức khỏe tốt thì không những bệnh tiểu đường mà bất kể bệnh nào đi nữa thì cũng phải có chế độ ăn uống khoa học, lạnh mạnh kết hợp với tập thể dục mỗi ngày và có suy nghĩ tích cực. Trên đây là gợi ý của chúng tôi, hy vọng với thực đơn này sẽ giúp bạn cải thiện được bệnh tiểu đường và sức khỏe ngày càng tốt hơn.