Biểu hiện của rối loạn tiền đình và cách phòng ngừa

Hệ thống tiền đình của cơ thể là một bộ phận rất quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể định vị được vị trí của mình trong không gian ba chiều và giúp con người ngồi hoặc đứng, đi lại dễ dàng.

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương. Bộ phận tiền đình có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật xung quanh.

Biểu hiện rối loạn tiền đình

Người ta chia rối loạn tiền đình gồm hai loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: thường gặp với biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Rối loạn tiền đình gây nhiều khó chịu.

                                           Rối loạn tiền đình gây nhiều khó chịu.

Rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai.

Rối loạn tiền đình trung ương: là bệnh lý thường gặp, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng có kèm theo nôn.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

Cách hạn chế, phòng ngừa

Người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy:

+ Bị mất định hướng không gian và thời gian
+ Nói khó khăn, tay chân run rẩy, cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã.
+ Tê các đầu ngón chân, ngón tay.
+ Đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, cũng là các triệu chứng bệnh. .
+ Đau đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác…

Ngoài ra, thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Cần thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Uống đủ nước 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước. Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt… Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được leo trèo cao và phải hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.

An Cung Trầm Hương Đen Kwangdong hỗ trợ điều trị chứng tiền đình.

                      An Cung Trầm Hương Đen Kwangdong hỗ trợ điều trị chứng tiền đình.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng sản phẩm An Cung Trầm Hương Đen Kwangdong Hàn Quốc Hộp 60 Viên. An Cung Trầm Hương Đen Kwangdong tổng hợp 15 vị thuốc quý, trong đó chủ vị trầm hương, được đông y coi là một vị thuốc rất quý, có giá trị cao giúp bổ dương, tăng cường hoạt động lưu thông máu, bổ khí huyết, bổ thận khí, chữa yếu sinh lý ở đàn ông, trợ tim mạch, lợi tiêu hoá, trị tiêu chảy, chống nôn, tác dụng rất tốt với hệ hô hấp.

Sản phẩm giúp hoạt huyết, giúp máu lưu thông lên não hiệu quả hơn, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, thiếu máu, đau đầu, tác động mạch vành, làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh. Link xem sản phẩm tại đây.

Trả lời

Tin tức liên quan